ERP Odoo là gì? Tại sao doanh nghiệp cần triển khai ERP?

ERP Odoo là gì? Tại sao doanh nghiệp cần triển khai ERP?

 

ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning, tức phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP giúp quá trình quản lý, vận hành, lưu trữ tiện lợi hơn nhiều. ERP tích hợp nhiều ứng dụng như kế toán, quản lý kho, bán hàng, sản xuất,... thích hợp cho nhiều mô hình doanh nghiệp.

Hệ thống ERP chú trọng đến tính liên kết giữa các phòng ban, mang lại sự tự động hóa môi trường làm việc. ERP cho phép liên kết dữ liệu đồng nhất, giúp việc truy xuất dữ liệu nhanh và hiệu quả. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và chất lượng cho doanh nghiệp.

 

Giới thiệu về Odoo ERP

 

Giữa các ông lớn trong lĩnh vực hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, Odoo là một cái tên không hề kém cạnh. Trước khi phân tích các ưu nhược điểm của phần mềm Odoo ERP, hãy cùng tìm hiểu qua về Odoo. ERP Odoo là gì? Tại sao được tin dùng như thế?

 

Odoo là phần mềm được ra đời với mục tiêu tối đa hóa giá trị của một phần mềm ERP. Phần mềm này khởi đầu chính thức vào năm 2005 với cái tên TinyERP. Sau này TinyERP đổi thành OpenERP. Về sau khi có thêm nhà đầu tư mới, vào năm 2014, OpenERP đổi tên thành Odoo. Bên cạnh việc phát triển module, Odoo cũng triển khai CMS và eCommerce.

 

Odoo ERP là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được phát triển trên nền tảng Odoo. Với số lượng người dùng tăng cao qua các năm, Odoo ngày càng khẳng định vị thế của mình xứng tầm là ông vua trong lĩnh vực phần mềm. Hiện nay, có hơn 4 triệu người dùng đang sử dụng các dịch vụ hệ thống Odoo. Con số này không ngừng tăng căn cứ vào lượt cài đặt mỗi ngày. Điều này cho thấy sự hài lòng của người dùng khi trải nghiệm hệ thống Odoo ERP.

Ưu nhược điểm của phần mềm Odoo ERP

Ưu điểm của phần mềm Odoo là gì?

 

Mã nguồn mở

 

Odoo được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python. Đây là phần mềm có mã nguồn mở (open source ERP). Do đó, ngoài việc sử dụng các module mặc định, doanh nghiệp còn có thể tùy chỉnh tùy ý. Doanh nghiệp có thể sáng tạo ứng dụng, tích hợp trên hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu.

 

Tính bảo mật cao

 

Tất cả các thông tin, dữ liệu trên hệ thống Odoo ERP đều được bảo mật một cách tối ưu. Odoo tập trung cao về hệ thống phân quyền, kiểm soát bảo mật chặt chẽ. Điều này giúp doanh nghiệp yên tâm độ an toàn thông tin trong hệ thống.

 

Kho ứng dụng đa dạng

 

Phần mềm quản lý Odoo ERP cung cấp một hệ thống chuyên nghiệp đến từng bộ phận cụ thể. Đây là một ưu điểm rất lớn của Odoo ERP, giúp mang lại sự tiện lợi cho người dùng. Doanh nghiệp được hỗ trợ các phần mềm cụ thể như quản lý kho, chăm sóc khách hàng, quản lý kế toán, sản xuất,... Bên cạnh đó, người dùng có thể lựa chọn các ứng dụng phù hợp trên kho apps để cài đặt. Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn chi tiết và cụ thể những module phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên.

 

Tính linh hoạt

 

Ưu điểm của Odoo ERP còn nằm ở tính linh hoạt của hệ thống. Phần mềm được thiết kế phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu và vận hành của doanh nghiệp mà người dùng có thể cài thêm các module phù hợp với yêu cầu.

 

Thân thiện với người dùng

 

Odoo ERP được đánh giá là nền tảng thân thiện với người sử dụng. Giao diện được thiết kế đơn giản, tiện lợi và tối ưu hóa thao tác giúp tiết kiệm thời gian. Các module được sắp xếp đơn giản để tiện theo dõi và quản lý.

 

Dễ dàng tích hợp

 

Người dùng có thể tích hợp Odoo với nền tảng khác một cách dễ dàng mà không gặp sự cố như khi tích hợp các nền tảng khác. Theo trải nghiệm của người dùng, có thể dễ dàng tích hợp Odoo với các nền tảng như eBay, Channel Advisor, Magento,...

 

Giá thành tốt

 

Odoo ERP hiện là hệ thống quản lý có mức giá rẻ nhất trên thị trường. Chi phí triển khai Odoo được đánh giá là tốt hơn rất nhiều so với các nền tảng khác như SAP, Microsoft Dynamics AX, Microsoft Dynamics GP,... Nhìn chung, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 - 10$ cho mỗi người dùng (tháng) và 4 - 30$ cho mỗi module (tháng).

Triển khai nhanh

 

Với các hệ thống ERP khác, thông thường có thể mất từ 10 đến 12 tháng để triển khai. Trong khi đó với Odoo ERP, người dùng chỉ mất trên dưới 6 tháng để triển khai hệ thống.

 

Nhược điểm của Odoo là gì?

 

Không có hệ thống nào là hoàn hảo, bất kỳ phần mềm nào cũng có những nhược điểm. Với Odoo ERP, các nhược điểm có thể thấy như:

 

Khả năng tương thích ngược chưa được đánh giá cao

 

Một số module theo chuẩn quốc tế, khó áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam

Vẫn tồn tại một số lỗi bug, tuy nhiên các phiên bản sau đã được cải thiện rất nhiều

Có nên chọn phần mềm Odoo ERP cho doanh nghiệp không?

 

Bất kỳ phần mềm nào cũng sẽ tồn đọng những hạn chế, với Odoo ERP cũng vậy. Tuy nhiên Odoo luôn biết cách khắc phục những lỗi của mình để trở nên hoàn thiện hơn. Bằng chứng là các phiên bản Odoo 12 hay Odoo 13 đã được cải thiện rất tốt.

 

So với những lợi ích mà Odoo mang lại cho người dùng thì Odoo ERP được người dùng trải nghiệm để tìm hiểu hết những chức năng hữu ích của phần mềm. Odoo cũng cho phép người dùng sử dụng bản trải nghiệm trong 15 ngày trước khi quyết định triển khai cho doanh nghiệp.

 

Trên đây là những đánh giá chi tiết về Odoo là gì và ưu nhược điểm của phần mềm Odoo ERP. Người dùng muốn triển khai Odoo cho doanh nghiệp, có thể trực tiếp liên hệ TopERP - đối tác triển khai Odoo chính thức ở Việt Nam để được tư vấn và cài đặt.

Nguồn: Toperp.